Lỗi driver máy CNC | Cách khắc phục lỗi Máy Gỗ, Máy CNC
Hiện nay các cơ sở sản xuất sử dụng máy CNC khá nhiều, việc sử dụng máy CNC đang dần trở nên phổ biến do giá thành đa dạng. Tuy nhiên, việc hư hỏng, lỗi vặt có thể xảy ra bất cứ lúc nào đặc biệt là lỗi về bộ phận điều khiển. Tình trạng lỗi driver máy CNC là một lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng máy CNC. Khách hàng nên tìm hiểu cách xác định lỗi và cách khắc phục lỗi để quá trình sản xuất không bị đình trệ lâu. Hãy cùng Song Phương tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề qua bài viết hôm nay.
Các dấu hiệu của hiện tượng lỗi driver máy CNC
Bài viết cung cấp các dấu hiệu của hiện tượng lỗi driver các bạn có thể tham khảo tìm ra nguyên nhân để khắc phục sớm các lỗi về máy cũng như trang bị kiến thức về máy CNC.
Một trục hoặc tất cả các trục không chạy hoặc di chuyển không bình thường.
Phần mềm điều khiển mở lên báo lỗi. ( Phần mềm NCStudio khi mở lên báo lỗi.)
Driver lỗi kỹ thuật hiển thị như báo đèn đỏ (Driver MA 860H) hoặc hiển thị lỗi màn hình Servo (đối với driver Hybrid servo) dòng chữ: “Er20” là lỗi encoder .
Motor bị hú, rung trong quá trình hoạt động.
Motor chạy không đúng vị trí, tốc độ.
Lỗi motor servo vẫn quay khi ở điểm zero.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi driver máy CNC
Máy CNC được sử dụng ngày càng nhiều để đáp ứng được lượng công việc lớn ở mỗi xưởng. Do đó, trong quá trình hoạt động việc xảy ra lỗi là điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc lỗi driver máy CNC?
Dây từ Driver đến động cơ có thể đã bị đứt ngầm, chập chờn hoặc bị oxi hóa
Thông thường các máy cnc của cơ sở đều đã qua sử dụng hoặc là máy mua mới nhưng thời gian sử dụng dài. Các dây dẫn điện đã cũ dẫn đến mất khả năng dẫn điện sau một thời gian dài sử dụng. Hoặc cũng có thể do dòng điện không ổn định, không khí ẩm làm cho dây điện bị oxi hóa.
Tín hiệu từ card điều khiển đến Driver máy cnc dẫn đến lỗi
Các giắc cắm của card điều khiển bị lỏng Driver bị lỗi nên hiển thị như báo đèn đỏ (Driver MA 860H) hoặc hiển thị lỗi màn hình Servo (đối với driver Hybrid servo) dòng chữ: “Er20” là lỗi encoder thì lúc đó cần kiểm tra lại dây dẫn encoder vì có thể là do lỏng dây.
Hoặc cũng có thể bị thiếu, thiếu, gãy chân tín hiệu điều khiển dẫn đến tín hiệu truyền bị gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của động cơ chính spinde.
Cũng có thể do điển tiếp xúc kém, sau một thời gian dài sử dụng thì điểm tiếp xúc bị oxi hóa nên dẫn điện kém. Khi gặp trường hợp này thì cách khắc phục đơn giản là vệ sinh sạch các giắc kết nối.
Hộp điều khiển trục điều khiển (Driver) máy cnc bị hỏng.
Trong qua trình vận hành có thể một hoặc vài động cơ motor không quay hoặc tốc độ không chính xác thì có khả năng do hộp điều khiển driver đã bị hỏng. Khi đó driver sẽ truyền tín hiệu không chính xác. Có thể do điện áp đầu vào driver quá định mức cho phép. Nếu điện áp đầu vào vẫn trong ngưỡng cho phép thì có khả năng bộ xả hoặc điện trở xả của driver servo đang có vấn đề.
Cũng có trường hợp driver lỗi khiến xuất hiện lỗi encoder gây ra lỗi cảm biến đo lường. Đối với lỗi encoder thì rất khó xác định nguyên nhân hư ở động cơ hay driver. Cần phải có thiết bị để kiểm tra thì mới biết được chính xác nguyên nhân lỗi ở đâu.
Lỗi máy cnc do phần mềm cài đặt không đúng so với driver điều khiển.
Một số lỗi sau liên quan phần mềm và cài đặt thông số trên driver. Lỗi motor chạy không đúng vị trí, tốc độ liên quan tới việc cài đặt thông số liên quan tới hộp số điện tử, hàm scale điện áp tham chiếu điều khiển tốc độ.
Motor bị hú, rung trong quá trình hoạt động lỗi này do một số nguyên nhân như động cơ công suất quá nhỏ, hoặc hệ số của driver cài đặt chưa đúng.
Đối với lỗi motor servo vẫn quay khi đã ở điểm Zero do driver bị trôi offset.
Cách khắc phục lỗi driver máy CNC
Muốn khắc phục được lỗi thì phải xác định được đúng nguyên nhân gây ra lỗi. Đối với máy CNC thường xảy ra rất nhiều lỗi, bạn cần dựa trên những dấu hiệu cụ thể để xác định được nguyên nhân. Nếu xác định được là do lỗi về Driver thì cần khắc phục như sau:
Kiểm tra dây truyền tín hiệu driver của máy cnc
Cần kiểm tra kỹ dây từ Driver điều khiển trong tủ điện đến động cơ servo / step. Khi sử dụng lâu ngày rất có thể dây tín hiệu bị hỏng hoặc đứt ngầm. Lúc này ta tiến hành rút các giắc cắm driver vệ sinh sạch bụi sau đó cắm lại. Nếu vẫn còn hiện tượng hoạt động chập chờn thì có thể dây dẫn đã bị đứt ngầm. Cần tiến hành kiểm tra để tìm ra vị trí đứt để thay thế.
Các cách kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng và dùng thiết bị dò.
Cách 1: Sử dụng đồng hộ đo vạn năng
Ta dùng đồng hồ vạn năng đo mạch để tiến hành kiểm tra điện trở. Nếu điện trở bằng 0 thì dây đã bị đứt ngầm cần thay dây mới. Rút các giắc kết nối và cắm lại cẩn thận. Cụ thể:
Đo thông mạch là một tính năng rất hữu ích, trong thực tế khi cần kiểm tra công tắc điện có còn tốt hay không, dây dẫn có nguyên vẹn không hay dây tóc bóng đèn có bị đứt không…. người ta sẽ thực hiện phép đo này. Các bước được thực hiện như sau:
- Chuyển đồng hồ đo sang thang đo x1 trên khu vực đo Ohm. Còn với đồng hồ số bạn chuyển sang chế độ đo thông mạch với ký hiệu.
- Cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu dây dẫn
- Đồng hồ sẽ không lên nếu dây dẫn bị đứt. Ngược lại, kim đồng hồ sẽ đi lên và còi trên đồng hồ sẽ kêu (tùy loại).
- Nếu đồng hồ lên kim tức là dây còn nguyên. Còn khi dây đứt, kim đồng hồ sẽ đứng yên.
Cách 2: Dùng thiết bị dò để tìm ra vị trí đứt dây.
Cách sử dụng thiết bị dò tìm vị trí dây điện đứt ngầm EM415PRO
Kẹp một trong hai mỏ cá sấu của Transmitter với đầu dây cần thử, di chuyển đầu dò (bọc mũ nhựa màu đen) của Receiver dọc theo dây hoặc bó dây để tìm vị trí bị đứt. Tiếng chuông báo sẽ nhỏ dần và tắt hẳn khi đến vị trí dây đứt. Dựa trên tiếng chuông báo, ta có cũng thể xác định được vị trí đường dây đi trong thân xe. Đầu dò được gắn với Receiver bằng ống thép cuộn có thể uốn cong khi cần thiết để tiếp cận mọi ngóc ngách khó khăn nhất trong hệ thống điện của xe. Để có kết quả tốt nhất, đầu dò nên được đặt vuông góc và nằm trên hoặc dưới dây dẫn.
Kiểm tra tín hiệu từ Card điều khiển đến Driver
Nếu xác định nguyên nhân là do tín hiệu từ card điều khiển đến Driver thì tiến hành như sau: Driver lỗi kỹ thuật hiển thị như báo đèn đỏ (Driver MA 860H) hoặc hiển thị lỗi màn hình Servo (đối với driver Hybrid servo) dòng chữ: “Er20” là lỗi encoder thì lúc đó cần kiểm tra lại dây dẫn encoder vì có thể là do lỏng dây. Khi đó bạn hãy rút các giắc cắm ra và thử cắm lại một cách chắc chắn.
Tiến hành kiểm tra cài đặt driver. Sau khi kiểm tra trong phần cài đặt driver xong mà vẫn báo đèn đỏ thì cần thay thế driver điều khiển máy đã hỏng cần thay thế.
Kiểm tra hộp điều khiển trục (driver) có còn hoạt động bình thường
Nếu Driver (hộp điều khiển của trục) bị hỏng có thể tiến hành tháo driver ra và kiểm tra chéo. Giả sửa trục x bị lỗi, bạn hãy tháo driver của trục z sang để kiểm tra thử. Nếu chạy bình thường thì nguyên nhân chắc chắn do driver của trục x bị lỗi, cần thay mới.
Chú ý: Không nên tự mua Driver khác chủng loại về thay thế, nên tham khảo tư vấn kỹ thuật chế tạo máy cnc để xử lý đúng lỗi máy để tránh các hư hỏng không cần thiết. Hãy liên hệ nhân viên công ty KINTECH để được tư vấn mua chính xác linh kiện máy cnc cần thay thế.
Kiểm tra cài đặt xung trên phần mềm có đúng so với Driver điều khiển hay không.
Đối với trường hợp motor chạy không đúng vị trí, tốc độ. Khi gặp lỗi này các bạn nên tham khảo thêm tài liệu manual của nhà sản xuất để hiểu và cài đặt lại một số thông số động cơ cho đúng.
Khi động cơ bị hú rung khi gặp lỗi này các bạn nên thực hiện việc auto tuning lại động cơ để lấy thông số tải giúp cho động cơ hoạt động được tốt hơn.
Khi driver bị trôi offset, để khắc phục lỗi này cần phải cài lại điểm offset này để đảm bảo động cơ sẽ dừng khi điện áp tham chiếu là zero.
Đối với một số loại servo đời mới bạn có thể xem lịch sử lỗi lưu trên driver để tham khảo driver bị lỗi gì, ngoài ra các bạn có thể dùng cáp kết nối để nối driver với máy tính, sau đó dùng phầm mềm để download thông số servo lên máy tính sau đó kiểm tra lịch sử lỗi lưu trên driver để có phương án sửa chữa tốt hơn.